TS.BS Nguyễn Thị Ngọc hướng dẫn cách lựa chọn dầu xoa bóp hiệu quả và an toàn
Nghe TS.BS Nguyễn Thị Ngọc, chuyên khoa cơ xương khớp, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Việt Xô giải đáp từ A-Z thắc mắc về các loại dầu xoa bóp - vật bất ly thân của nhiều người.
Trong nhà của bất cứ người dân Châu Á nào cũng không thể thiếu vắng một chai dầu xoa bóp. Phương thuốc dân gian này phổ biến đến nỗi cái tên cũng trở thành thân thuộc như một vật bất ly thân của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng dầu xoa bóp một cách hiệu quả.
Chia sẻ dưới đây của TS.BS Nguyễn Thị Ngọc, chuyên khoa cơ xương khớp, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Việt Xô sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng và cách sử dụng các loại dầu xoa bóp.
PV: Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân gây ra chứng đau nhức cơ rất phổ biến hiện nay?
BS: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau cơ, trong đó bao gồm là: Căng cơ ở một chỗ hay nhiều chỗ trên cơ thể; dùng cơ quá sức trong khi vận động; tổn thương cơ khi vận động thể thao hay làm việc nặng; sinh hoạt không đúng tư thế cũng có thể gây bong gân, căng cơ khiến cơ đau nhức; thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi, bạn cũng có thể bị đau cơ. Đau cơ có thể ở mức độ nhẹ, gần như không khiến bạn khó chịu - hoặc ở mức độ nghiêm trọng khiến bạn hoàn toàn không thể sử dụng cơ.
Một nguyên nhân thường gặp khác của đau nhức cơ là do căng thẳng. Khi bạn bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra hoóc-môn làm cơ căng lên và tăng độ nhạy cảm với cơn đau. Đó là lý do tại sao lưng bạn có thể bị đau nhiều hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Ngoài ra, chứng đau và nhức cơ toàn cơ thể có thể do nhiễm trùng, virus hay chứng cảm lạnh thông thường… gây ra.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau nhức cơ
PV: Việc sử dụng các loại dầu xoa bóp có tác dụng như thế nào với chứng đau nhức?
BS: Các loại dầu xoa bóp có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà và các thành phần phụ tùy thuộc công thức riêng của nhà sản xuất. Nhiều công thức làm dầu xoa bóp được xem là bí mật thương mại cũng như là công thức gia truyền nhiều đời.
Theo khảo sát nhiều loại dầu xoa bóp tại Việt Nam, hai thành phần phổ biến nhất là menthol và methyl salicylate, có trong tinh dầu bạc hà. Ngoài ra còn có tinh dầu khuynh diệp, long não, … Nhờ tác dụng của các thành phần này, phần da được xoa bóp sẽ nóng nhanh, các mạch máu ngoại biên giãn nở giúp tăng tuần hoàn máu, tăng sự thẩm thấu thuốc vào các mô. Do đó có tác dụng giúp giảm các chứng đau nhức cơ, đau khớp…
PV: Nhiều người cho rằng các loại dầu xoa bóp chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời chứ không giải quyết được tận gốc nguyên nhân đau nhức. Ý kiến của bác sĩ về vấn đề này như thế nào?
BS: Với các chứng bệnh thông thường như đau khớp, đau cơ bắp…, sử dụng dầu xoa bóp sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, với những nguyên nhân gây đau nhức phức tạp hơn thì bạn cần đến sự tư vấn của bác sĩ để tìm cách điều trị. Ngoài ra, tùy vào mức độ đau nhức, mà bạn có thể lựa chọn sử dụng dầu xoa bóp hay là những phương pháp mạnh hơn.
PV: Các loại dầu xoa bóp đều có mùi hương nồng rất đặc trưng, vậy mùi hương có phải là yếu tố quan trọng giúp gia tăng công hiệu của phương thuốc này không?
BS: Ngoài hiệu quả xoa dịu cơn đau nhờ các thành phần thảo dược, mùi hương đây cũng là yếu tố quan trọng giúp gia tăng công hiệu của dầu xoa bóp. Mỗi loại dầu đều có mùi đặc trưng của nó phụ thuộc vào thành phần tỉ lệ các chất có trong sản phẩm. Ngoài ra các nhà sản xuất khác nhau sẽ có những bí quyết riêng để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu dầu xoa bóp của họ.
Để xác định được loại dầu tốt hay không, mùi hương cũng là yếu tố quyết định. Nếu chất lượng tinh dầu kém, mùi hương của nó sẽ bị biến đổi khi tiếp xúc với không khí. Loại dầu chất lượng sẽ có mùi thoang thoảng dịu nhẹ, không mang mùi hắc hoặc bị biến đổi bất thường và có tác dụng lâu trên bề mặt da.
PV: Dầu càng nóng thì càng giảm đau hiệu quả, nhưng làm thế nào để xác định được sức nóng của dầu là thật chứ không phải biểu hiện đánh lừa trên da?
BS: Một số loại dầu tạo ra cảm giác bỏng rát trên bề mặt da khiến cho người dùng nhầm lẫn đó là hiệu quả của dầu. Tuy nhiên, cảm giác bỏng rát trên bề mặt da khi sử dụng chỉ là cảm giác đau tạm thời, khiến người dùng quên đi cơn đau bằng việc tạo ra một kích thích đau khác. Sự đánh lạc hướng này chỉ có tác dụng nhất thời, không tạo ra hiệu quả điều trị thực sự vì không giải quyết được vấn đề co thắt cơ và thiếu máu nuôi cơ, vốn chính là nguyên nhân chính gây ra đau cơ. Loại dầu xoa bóp này không hề tốt cho da, nhất là những người có làn da mỏng, nhạy cảm, vì sẽ dễ gây kích ứng hoặc có thể ảnh hưởng đến mao mạch (các mạch máu và mạch bạch huyết) trong cơ thể.
Methyl salicylate – một trong những thành phần quan trọng có trong dầu xoa bóp có tác dụng làm giảm đau, chống viêm, đặc biệt thường được dùng trong việc điều trị, kiểm soát, cải thiện các bệnh và triệu chứng như: viêm khớp, đau khớp, căng cơ… Thành phần này tạo ra sức nóng thấm sâu bên trong, kéo dài giúp cơn đau được giảm nhẹ mà không tạo cảm giác bỏng rát hay châm chích trên bề mặt da. Do đó, loại dầu xoa bóp chứa thành phần này sẽ không có biểu hiện nóng rát ngoài bề mặt ngay lập tức rồi mất rất nhanh ngay sau khi bôi.
PV: Bác sĩ đánh giá như thế nào về dầu xoa bóp Tiger Balm - phương thuốc 100 năm tuổi được 1/3 dân số thế giới tin dùng hiện nay?
BS: Tiger Balm là một trong những thương hiệu được tín nhiệm nhất Singapore và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Đa dạng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu từng cá nhân.
Đây là loại dầu xoa bóp thân thuộc với cuộc sống của người dân Châu Á và hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng thực tế qua nhiều đối tượng sử dụng khắp thế giới nhờ vào công thức với nguồn gốc thảo dược độc đáo và hương thơm thảo dược dễ chịu là nét đặc trưng rất riêng cuả sản phẩm.
PV: Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng dầu xoa bóp để giảm đau?
Dung dịch methyl salicylate có trong dầu xoa bóp được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid. Nhà sản xuất thường kết hợp methyl salicylate với các loại tinh dầu nhằm giúp vùng da được xoa bóp nóng lên nhanh, làm giãn nở các mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn máu, giúp thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, làm giảm nhanh cơn đau và cứng cơ. Tuy nhiên, dầu xoa bóp chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở, không nên hít dầu thường xuyên có thể ảnh hưởng tới niêm mạc hệ hô hấp.
Các loại tinh dầu cũng có thể làm ức chế các trung khu tim mạch và hô hấp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Thành phần menthol có thể gây hại khi chỉ nhỏ 1 giọt dầu có hàm lượng menthol 1%. Ngoài ra, trong dầu xoa bóp có chứa eukalyptol và đặc biệt camphor. Nếu dùng không đúng sẽ khiến trẻ hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước, hay nuốt phải chỉ 1g cũng đủ gây tổn thương hệ hô hấp. Do đó, tuyệt đối không nên sử dụng dầu xoa bóp cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, người suy nhược, vừa ốm dậy hay bị táo bón, tăng huyết áp.